Triệu chứng bệnh viêm gan B ở trẻ em, Do hệ thống miễn dịch của trẻ em phát triển chưa hoàn thiện, nên sau khi bị lây nhiễm virus viêm gan B, năng lực nhận biết và loại bỏ viêm gan B tương đối kém, dễ phát triển thành viêm gan B mãn tính. Viêm gan B ở trẻ em trên lâm sàng có nhiều đặc điểm khác với người lớn và việc chữa viêm gan B mãn tính ở trẻ em cũng phức tạp hơn khá nhiều.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm gan do rượu
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH VIÊM GAN B Ở TRẺ EM
Phần lớn trẻ em mắc viêm gan B là do mẹ truyền sang trong quá trình mang thai và sinh nở. Trẻ em sau khi lây nhiễm viêm gan B, tỷ lệ chuyển sang viêm gan B mãn tính khá cao, đạt tới 80% – 90%. Phần lớn những người bị ung thư gan khi trưởng thành đều có liên quan tới bị lây nhiễm virus viêm gan B thời kỳ còn nhỏ.
Triệu chứng bệnh viêm gan B ở trẻ em
Trẻ em bị viêm gan B thì triệu chứng lâm sàng thường nhẹ, hơn nữa trẻ em không biết cách diễn đạt nên rất khó phát hiện ra khi mới bị. Các thống kê cho thấy, các ca bệnh viêm gan ở trẻ em phát hiện chỉ có ¼ là do xuất hiện triệu chứng lâm sàng mới đi khám. Mặc dù triệu chứng nhẹ, nhưng tổn thương ở gan thì lại không như vậy. Người bị viêm gan B ở tuổi nhi đồng có tới 50% trường hợp bị viêm gan ở mức vừa, còn trường hợp mắc xơ gan lên tới 70%. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và có biện pháp chữa bệnh viêm gan B kịp thời giúp tăng khả năng ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra.
Thông thường tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em mắc viêm gan B đều kém hơn bình thường, một số trường hợp bị ảnh hưởng về sinh trưởng và phát triển. Do năng lực thay thế của gan ở trẻ em kém hơn của người lớn, dễ xuất hiện xu hướng hạ thấp protein và xuất huyết, nên một số ít trường hợp có thể phát triển thành chứng “thấp lùn do gan”.
>>> Xem thêm: Điều trị viêm gan B bằng thuốc đông y
CHĂM SÓC CHO TRẺ EM MẮC VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?
Do trẻ em nhỏ tuổi, không tự lo liệu được sinh hoạt của mình, nên ngoài việc đưa con đi khám và áp dụng phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc con một cách đúng đắn. Cần chú ý đến những điểm sau đây khi chăm sóc cho trẻ em mắc viêm gan B:
Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi có thể làm tăng thêm lượng máu lưu thông ở Gan, cải thiện dinh dưỡng cho tế bào gan, có lợi cho việc phục hồi viêm gan nên việc nghỉ ngơi là rất cần thiết. Khi viêm gan ở thời kỳ cấp tính, bố mẹ cần hạn chế trẻ em hoạt động, đối với những trẻ hiếu động, cần nghĩ cách kể chuyện cho chúng nghe, cho chúng xem tivi, sắp xếp thời gian hoạt động và nghỉ ngơi của chúng một cách hợp lý. Thời kỳ hồi phục sức khỏe, cần cho trẻ hoạt động thích đáng, nên đi bộ, nhưng thời gian không nên quá dài.
Khi trẻ em xuất hiện hoàng đản, ngứa ở da, bố mẹ cần giữ cho da trẻ sạch sẽ, không nên mặc quần áo lót bằng sợi hóa học hoặc sợi nhung, len. Cắt ngắn móng tay móng chân cho trẻ, khi ngủ cho đeo găng tay để không gãi gây rách da…
Cho trẻ ăn uống sao cho đủ chất dinh dưỡng, tuy nhiên cần hạn chế chất đường và chất béo. Tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ từ rau củ quả tươi.
Uống nhiều nước: Bố mẹ nên động viên con uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 1500ml trở lên, uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng nhiều và có lợi cho bài tiết chất độc.