Bạn Hà ở hải phòng có hỏi: “gần đây tôi thường thấy mệt mỏi chán ăn, mắt và da vàng hơn. Đến bệnh viện thăm khám bác sĩ chuẩn đoán tôi bị u xơ gan. Tôi rất lo lắng và đã tìm hiều các bài thuốc điều trị xơ gan. Được biết cà gai leo hỗ trợ rất tốt trong điều trị các bệnh về gan. Vây công dụng của cà gai leo như thế nào? Cách sử dụng bài thuốc cà gai leo hỗ trợ điều trị xơ gan ra sao? ”
Cảm ơn bạn đã gửi đến chúng tôi câu hỏi rất hay. Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều quý đọc giả cũng đang thắc mắc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cà gai leo và sử dụng cà gai leo làm giảm sự phát triển của xơ gan.
Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là giai đoạn sau của viêm gan mãn tính, là hậu quả của việc bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dần dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan.
Hiện nay rượu và virút viêm gan là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh xơ gan và xơ gan gây ra tất nhiều biến chứng trong đó có khoảng 30% người xơ gan bị biến chứng chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Ngoài ra, xơ gan còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng dịch ổ bụng, bệnh não do gan, ung thư gan…
Đối với những người bị xơ gan. Cà gai leo là loại dược liệu giúp người dùng ngăn chặn và hỗ trợ điều trị xơ gan tốt nhất và hiệu quả rõ rệt nhất.
Đặc điểm của cây cà gai leo
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. là loại cây thân leo, thường leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Một cây thường phân nhiều cành nhánh, độ dài trung bình khoảng 1m. Thân cây nhẵn khá nhăn, hóa gỗ, có sự phân chia nhiều cành. Thông thường các cành non sẽ tỏa rộng và có nhiều gai cong hơn các cành lớn tuổi khác.
Lá của cây cà dây leo có hình bầu dục, thường mọc so le. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều. Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới, cuống lá cũng có gai.
Hoa cà gai leo trắng, nhị vàng, cánh hoa dài. Mỗi hoa có từ 4- 5 cánh. Khi có quả, quả thường mọng, màu vàng, hình cầu, thường mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4- 5 và có quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
>> Xem thêm: Bài thuốc hỗ trợ điều trị rắn cắn từ cà gai leo
Công dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh
Cà gai leo có rất nhiều những công dụng tốt trong chữa bệnh. Những tác dụng phổ biến của cà gai leo là
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến gan như: vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt
- Trong thành phần của cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng thải độc và hỗ trợ điều trị: gan nhiễm mỡ, sơ gan, viêm gan B…
- Giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hạ men gan
- Rễ cây cà gai leo đặc biệt hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng. Không chỉ có vậy rễ cây này cũng rất hiệu quả trong điều trị phong thấp, giải rượu.
- Cà gai leo cũng có tác dụng điều trị rắn cắn. Nó giúp ngăn chặn nọc độc chạy vào các bộ phận của cơ thể.
Cà gai leo giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Cà gai leo có chứa rất nhiều loại chất khác nhau đặc biết là ancaloit và Glycoancaloit. Đây là những hoạt chất giúp bảo vệ tế bào của gan. Những hoạt chất này giúp ngăn chặn quá trinh xơ gan, giúp phục hồi và tái tạo tế bào của gan. Cà gai leo còn giúp tăng cường chức năng gan và giải độc gan một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Phân biệt cà gai leo hoa trắng và hoa tím
Cách sử dụng cà gai leo
Chuẩn bị 30g cà gai leo khô
Cà gai leo được sơ chế, rửa sạch
Sau đó sắc với 1lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 10p thì ngừng
Sau 3 – 4 Tuần sử dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tốt hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người