Cà gai leo là một loại thảo dược thiên nhiên mọc hoang nhưng thực sự rất quý đối với sức khỏe của con người. Cà gai leo có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị bệnh gan. Cà gai leo còn được biết với những công dụng khác như hỗ trợ điều trị phong tê thấp, giải độc rượu, điều trị rắn cắn… Đối với nhưng người đang có vấn đề về gan hay các bệnh trên sẽ rất cần tìm hiểu về sản phẩm cao cà gai leo. Vậy cao cà gai leo là gì? Sử dụng cao cà gai leo ra sao. Bài viết sau đây hãy cùng nhau đi tìm hiểu tác dụng của cao cà gai leo trong trong hỗ trợ điều trị bệnh.
Cây cà gai leo là gì?
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour thuộc họ Cà. Cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác nhau như là cà dây leo, cà quýnh, cà vạnh… Đây là loại cây mọc hoang, chúng có thể sống ở trung du, vùng đồng bằng ven biển hay cả miền núi. Ở Việt Nam chúng phân bố chủ yếu ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, các tỉnh Duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị,… và một số tỉnh thành ở phía Nam.
Đặc điểm của cây cà gai leo
Cà gai leo là cây sống lâu năm, thường leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Một cây thường phân nhiều cành nhánh, độ dài trung bình khoảng 1m. Thân cây nhẵn khá nhăn, hóa gỗ, có sự phân chia nhiều cành. Thông thường các cành non sẽ tỏa rộng và có nhiều gai cong hơn các cành lớn tuổi khác.
Lá của cây cà dây leo có hình bầu dục, thường mọc so le. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều. Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới. Ở cuống lá cũng có gai.
Hoa cà gai leo trắng, nhị vàng, cánh hoa dài. Mỗi hoa có từ 4- 5 cánh. Khi có quả, quả thường mọng, màu vàng, hình cầu, thường mọc thành chùm. Khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4- 5 và có quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
Cao cà gai leo và tác dụng của cà gai leo
Cao cà gai leo là các chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sây cà gai leo đến thể tích nhất định các dich chiết thu được từ dược liệu. Với thể tích nhỏ, đặc, cao cà gai leo chứa hàm lượng dược chất lớn. Qua đó, giúp người dùng chỉ cần dùng với liều lượng nhỏ mà vẫn có tác dụng điều trị rất tốt. Ngoài vấn đề bảo quản thì có thể nói cao là dạng sử dụng tối ưu nhất của các dạng bào chế cổ truyền. Quá trình bào chế cũng không quá phức tạp như các dạng viên hoàn, viên tễ, khối lượng, kích thước cũng không hề cồng kềnh như các dạng dược liệu thô. Hàm lượng dược chất lớn giúp phát huy hiệu quả điều trị tối đa của cây thuốc.
>> Xem thêm: Bài thuốc chữa cảm cúm từ cà gai leo
>> Xem thêm: Ở đâu bán cà gai leo tốt nhất ngoài thì trường
Tác dụng của cao cà gai leo
- Giúp bổ gan, mát gan, phục hồi tế bào gan và tăng cường tái tạo tế bào gan mới
- Hạ men gan, đánh tan mỡ trong gan, trong mạch máu
- Tăng cường chức năng gan, loại bỏ độc tố trong cơ thể
- Tiêu giảm mụn nhọt do nóng trong
Cách sử dụng cao cà gai leo
Cao cà gai leo rất dễ dùng và rất tiện dụng. Khi sử dụng cao cà gai leo chỉ cần ngâm hoặc hoà tan 2-3g cao với khoảng 200ml nước ấm để uống trong ngày. Cà gai leo còn cực kỳ tiện lợi đối với những người làm việc ở môi trường công sở hay những bệnh nhân phải bệnh viện lâu ngày không có thời gian đun thuốc.
Một số lưu ý khi sử dụng cao cà gai leo
- Không ngâm cao cà gai leo chung với rượu. Vì khi ngâm chung với các chất kích thích sẽ mất tác dụng của nó.
- Không được sử dụng cao cho phụ nữ đang có thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
- Phụ nữ thời gian sau sinh, trong thời gian cho con bú khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tốt hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người