Các vấn đề về mụn nhọt đang được rất nhiều người quan tâm. Do đây là một bệnh lý tự nhiên được rất nhiều người mắc phải mà chưa có biện pháp điều trị hiệu quả. Đã sử dụng nhiều loại thuốc mà không đem lại hiệu quả cao. Cà gai leo có thể nói là lựa chon khá hiệu quả trong điều trị mụn. Vậy sử dụng cà gai leo hỗ trợ điều trị mụn nhọt như thế nào. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn bài thuốc điều trị mụn nhọt hiệu quả từ cà gai leo
Nguyên nhân của hiện tượng nổi mụn
Mụn nhọt là một tình trạng nhiễm trùng ở da gây ra các nốt sưng, đau, có mủ bên trong, hình thành bên dưới da. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây viêm một hoặc nhiều nang lông. Khi các nhọt xuất hiện gần nhau tạo thành một cụm nhọt sẽ khiến một vùng da bị nhiễm trùng có các rãnh nối với nhau bên dưới da.
Đa số trường hợp bị mụn nhọt là do vi khuẩn có tên khoa học là Staphylococcus aureus gây ra. Loài vi khuẩn này thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Khi dịch mủ tích tụ đủ dưới da sẽ gây ra một nốt sưng nhìn thấy được trên da.
Giới thiệu cây cà gai leo
Cà gai leo là một loại dược liệu mọc hoang dã ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nhắc đến cà gai leo, người ta biết ngay đến loại thuốc dân gian chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư gan. Không những vây đây còn là dược liệu có nhiều tác dụng trong phòng và chữa bệnh cho con người. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây cà gai leo mang lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh.
Đặc điểm của cây cà gai leo
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. Cây này còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cà dây leo, cây cà quýnh, cây gai cườm, cây cà lù hay cây cà vạnh.
Cây cà gai leo là loại cây có thân nhỏ, thường leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Một cây thường phân nhiều cành nhánh, độ dài trung bình khoảng 1m. Lá của cây cà dây leo có hình bầu dục, thường mọc so le. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều. Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới, cuống lá cũng có gai.
Hoa cà gai leo trắng, nhị vàng, cánh hoa dài. Mỗi hoa có từ 4- 5 cánh. Khi có quả, quả thường mọng, màu vàng, hình cầu, thường mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4- 5 và có quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
Tác dụng chính của cây cà gai leo
- Tác dụng hỗ trợ giảm men gan, mỡ máu.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của các virut viêm gan B
- Hỗ trợ điều trị phong thấp
- Hỗ trợ điều trị sơ gan
- Giảm các triệu trứng liên quan đến bệnh gan
- Điều trị đau răng, viêm lợi, viêm chân răng.
- Giúp giải rượu
- Điều trị mụn nhọt
Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn từ cà gai leo
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cà gai leo có chứa thành phần Ancaloit và Glycoanloit. Đây là những dược chất góp phần làm giảm mun nhọt rất tốt giúp kìm hãm sự phát và ngăn cản virus xâm nhập vào cơ thể.
Bài thuốc
30g cà gai leo (rễ, thân và lá)
40g xạ đen (thân hoặc lá)
Rửa sạch, sau đó đem sắc cùng 1,5 lít nước cho đến khi chỉ còn lại khoảng 1 lít là được.
Chia nước thuốc uống thành nhiều lần trong ngày cho đến hết. Sau khoảng một tháng sử dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả đáng kể mà bài thuốc đem lại.
>> Xem thêm: Cách dùng cà gai leo kết hợp giảo cổ lam
>> Xem thêm: Nước cà gai leo có dễ uống không?
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tốt hay không tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người