Cà gai leo là một loại được liệu đang được sử dụng khá là phổ biến. Bởi cà gai leo có công dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa những bệnh về gan. Tuy nhiên hiện nay nhiều bị nhầm lẫn cà gai leo với các loại cà khác dẫn đến việc sử dụng không mang lại hiệu quả trị bệnh đôi khi còn gây nguy hại cho bản thân. Vậy làm sao để phân biệt các loại này với nhau. Bài viết sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và phân biệt cà gai leo với các cà gai dại khác nhé.
Cây cà gai leo là gì?
Cà gai leo tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. Còn được dân gian gọi với những cái tên như cà quýnh, cà vạnh, cà lù hay dây leo. Là loại thảo dược sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển tự nhiên ở khắp nước ta. Đặc biệt cà gai leo phân bố nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc nước ta.
Đặc điểm của cà gai leo
Cây cà gai leo thường leo bám vào thân của các cây khác hoặc bò sát trên mặt đất. Thân nhỏ, có nhiều nhánh, khi già hóa gỗ. Các cành của cà gai leo có phủ lông tơ dày, có gai cong màu vàng nhạt.
Lá cây có hình bầu dục mọc so le quanh thân cây, hơi thuôn, xẻ thùy không đều, mặt trên có các gai nhỏ, mặt dưới có lông mịn màu trắng.
Hoa thường mọc thành từng cụm 5-7 bông, màu tím nhạt, hình xim ở nách lá. Quả có hình cầu, căng và mọng.
Cây thường ra hoa khoảng tháng 4-5, mùa quả vào tháng 7-9.
Cách phân biệt cà gai leo với các lạo cà khác
Cà gai leo rất hay bị nhầm lẫn với các loại cà khác. Một số loại có thể dùng làm dược liệu một số lại mang mang trong mình rất nhiều độc dược. Vì vậy mà khi lựa chon cà gai sử dụng cần biết cách phân biệt cà gai với các loại sau.
Phân biệt cà gai leo với cà dại
Bình thường thì cà gai leo và cà dại có hình dáng khá giống nhau nên chúng rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vây hiệu quả trị bệnh sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phân biệt dược hai loại này dựa vào các đặc điểm như
Thân cây: Cây cà dại cao hơn cà gai leo, mọc đứng, thường cao từ 2-3m còn cà gai leo là thân leo nhỏ, có gai, mọc bò trên mặt đất hoặc bám vào các cây khác, thường chỉ cao từ 0.6 -1m.
Lá cây: Lá cây cà dại to hơn cà gai leo. Chiều dài từ 5-10cm trong khi lá cà gai leo dài 3-4m.
Quả: Quả cà dại có màu vàng, đường kính quả cà dại thường từ 10-15mm, lớn hơn quả cà gai leo (5-7mm).
Phân biệt cà gai leo và cà gai tàu
Cà gai leo và cà gai tàu cũng có một số đặc điềm rất giống nhau tuy nhiên
Toàn thân và lá cây cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần giống với các loại cà khác. Thân và lá đều có nhiều gai sắc nhọn. Cụm hoa tán nằm ngoài nách lá mọc thành từng chùm từ 3-5 cái, cánh hoa có màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời, có hình sao, rộng khoảng 2cm. Quả có lông tròn, có rằn xanh, khi chín có màu vàng tươi, đường kính quả từ 2.5 – 3cm.
Còn cà gai leo có những đặc điểm như
Thân nhẵn nhỏ, hóa gỗ, có nhiều nhánh nhiều cành, được phủ lông tơ và gai cong suốt chiều dài cành. Lá cây có hình bầu dục, hơi thuôn, mọc so le dọc theo thân cây, mặt trên có gai nhỏ, mặt dưới được phủ một lớp lông nhỏ. Hoa mọc thành các cụm từ 5-7 bông nhỏ màu tím nhạt ở nách lá. Quả có hình cầu mọng, lúc còn non có màu xanh sẫm, khi chín màu đỏ tươi bắt mắt.
>> Xem thêm: Đặc điểm và công dụng của cà gai leo
>> Xem thêm: Thu hái và chế biến cà gai leo
Phân biệt cà gai leo với cà độc dược
Cà độc dược là loại cây khiền nhiều người nhầm tưởng với cà gai leo. Cây độc dược có cây độc dược có một số đặc điểm khác để phân biệt.
Thân: Cà độc dược có thân thảo, cao khoảng 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non màu xanh lục hoặc tím nhạt.
Lá mọc so le, có hình trứng.
Hoa to, nhìn tương tự hoa rau muống.
Quả tròn, có gai sắc nhọn.
Cà độc dược có nhiều độc tố, nếu sử dụng nhầm, không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vì vậy cần phải nắm rõ đặc điểm của cà gai leo để tránh nhầm lẫn, nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người