Cà gai leo là dược liệu tự nhiên. Được biết đến với nhiều tác dụng quý với sức khỏe con người. Đặc biệt cà gai leo là dược liệu hàng đầu cho bệnh gan và đây là cây thuốc nam điều trị Viêm gan B hiệu quả nhất. Cà gai leo phát triển mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10 nên việc thu hái cà gai leo như thế nào đang được những hộ nông dân đặc biệt quan tâm. Vây thu hái như thế nào để có được hiệu quả cao nhất. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ thuật thu hái và chế biến cà gai leo hiệu quả
Giới thiệu qua về cây cà gai leo
Cà gai leo Là một loại thảo được thuộc họ cà còn được gọi với cái tên như cà quýnh, cà vạnh, cà lù hay dây leo. Có tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. là cây sống lâu năm, sinh trưởng cà phát triển tựu nhiên ở nhiều vùng khác nhau ở nước ta. Cà gai leo phân bố nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung và Nam nước ta. Ngoài ra cà gai leo cũng được tìm thấy ở Campuchia và Trung Quốc.
>> Xem thêm: Mùi vị của cà gai leo như thế nào?
Đặc điểm của cây cà gai leo
Cà gai leo là cây thân leo thường leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Một cây thường phân nhiều cành nhánh, độ dài trung bình khoảng 1m. Thân cây nhẵn khá nhăn, hóa gỗ, có sự phân chia nhiều cành. Thông thường các cành non sẽ tỏa rộng và có nhiều gai cong hơn các cành lớn tuổi khác.
Lá của cây cà dây leo có hình bầu dục, thường mọc so le. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới, cuống lá cũng có gai.
Hoa cà gai leo trắng, nhị vàng, cánh hoa dài. Mỗi hoa có từ 4- 5 cánh. Khi có quả, quả thường mọng, màu vàng, hình cầu, thường mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Cà gai leo thường ra hoa vào tháng 4- 5 và có quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
Tác dụng của cà gai leo
Cà gai leo mọc hoang dã khắp nơi. Nhưng tập chung chủ yếu ở các Tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung và Nam nước ta.
Cà gai leo có rât nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến gan như: vàng da, vàng mắt, mẩn ngứa, mụn nhọt
- Trong thành phần của cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng thải độc và hỗ trợ điều trị: gan nhiễm mỡ, sơ gan, viêm gan B…
- Giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ hạ men gan
- Rễ cây cà gai leo đặc biệt hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng. Không chỉ có vậy rễ cây này cũng rất hiệu quả trong điều trị phong thấp, giải rượu.
- Cà gai leo cũng có tác dụng điều trị rắn cắn. Nó giúp ngăn chặn nọc độc chạy vào các bộ phận của cơ thể.
Thu hái và chế biến cà gai leo
Việc thu hoạch cà gai leo để có hiệu quả nhất là do hoạt chất Ancaloit và glycoancaloit, hai hoạt chất này rất quan trọng vì vậy khi thu hoạch đúng thời điểm sẽ thu được hoạt chất ở mức tốt nhất.
Cà gai leo bắt đầu ra hoa vào tháng 5, giai đoan này tán cây phát triển mạnh và trùm kín bề mật đất. Khi này cần tiến hành tỉa cành thu hoạch trước một phần để cây có ánh sáng quang hợp và tạo nguồn thu sớm. Tháng 7-8 cây bắt đầu có quả chín màu đỏ, cũng đã tới mùa vụ thu hoạch chính thức bà con cắt toàn bộ cây cách gốc 15-20cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.
Cà gai leo sau khi thu hoạch cần được đem đi chế biến. Cách chế biến cà gai leo cùng khá đơn giản.
Phần thân và lá sau khi thu hoạch đem đi rửa sạch.
Phần lá cà gai leo có thể đem đi phơi khô ngay
Phần thân sau thu hoạch đem cắt ngắn sau đó đem phơi
Đối với những những ngày không có nắng, có thể mang sao vàng hoặc sây khô
Sau khi sơ chế xong nên cho cà gai leo vào túi nilon kín để bảo quản.
>> Xem thêm: Cao cà gai leo và hiệu quả của cao cà gai leo đem lại
Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tốt hay không phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người