Vị thuốc cà gai leo – thảo dược quý chữa bệnh Gan. Vị thuốc cà gai leo là một vị thuốc quý mọc hoang dại trong tự nhiên. Có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, men gan cao… Để hiểu rõ hơn về tác dụng điều trị của cà gai leo chúng ta cùng phân tích vị thuốc.
Vị thuốc cà gai leo
Đôi nét về vị thuốc cà gai leo:
Cà gai leo: cái tên đã nói lên đặc điểm trong tự nhiên của loài cây này. Cà gai leo là một cây thuộc họ cà, thân cây có nhiều gai và là cây thân leo.
Vị thuốc cà gai leo còn có tên gọi khác là gì?
Vị thuốc cà gai leo trong dân gian còn được gọi là: cà lù, cà bò, cà vạnh, cà gai dây…
Tên khoa học: Solanum procumbens Lour. (Solanum hainanense Hance), thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả, phân bố của vị thuốc cà gai leo:
Vị thuốc cà gai leo là loài cây thân hóa gỗ, leo hoặc bò, sống nhiều năm. Dài 0,6-1m hoặc hơn. Thân cây nhẵn, phân cành nhiều, cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai, gai cong màu vàng.
Lá cây mọc so le, hình bầu dục. Mép lá nguyên hoặc hơi khía thùy, xẻ thùy không đều. Mặt trên của lá có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Phiến lá dài 3-4cm, rộng 1-2cm, gai cuống dài 4-5mm.
Hoa của cây cà gai leo mọc thành cụm ở nách lá, cụm từ 2-5 hoa có màu trắng, hoặc màu tím nhạt, nhị vàng,
Quả mọng, hình cầu, khi chín màu vàng hoặc đỏ, nhẵn bóng, đường kính khoảng 6mm. Hạt có hình hạt đậu dẹt, màu vàng.
Cây ra hoa tháng vào tháng 4-5, kết quả vào tháng 7-9.
Vị thuốc cà gai leo mọc hoang ở khắp nơi trên lãnh thổ nước ta. Từ vùng núi đến trung du và đồng bằng ven biển.
Một vài tỉnh mọc hoang nhiều cây cà gai leo như: Nam Hà, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An…
Ở một số nước như Lào, Trung Quốc… cũng xuất hiện loài cây này.
Bộ phận sử dụng của vị thuốc cà gai leo:
Dùng rễ hoặc cành lá của cây cà gai leo.
Thu hái, chế biến, bảo quản vị thuốc cà gai leo:
Cây có thể thu hái rễ và cành quanh năm. Sau khi thu hái rửa sạch dược liệu, thái lát, phơi hoặc sấy khô dược liệu dùng dần.
Có thể dùng dược liệu nấu cao: cao mềm, cao nước, hay cao khô.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học của vị thuốc cà gai leo:
Toàn cây của vị thuốc cà gai leo và nhiều nhất là ở rễ có alcaloid, saponin.
Trong rễ cây của cà gai leo còn có: tinh bột, flavonoid, saponozid, solasodinon….
Tính vị quy kinh, công năng chủ trị của vị thuốc cà gai leo:
Cà gai leo vị hơi the, tính ấm. Quy kinh: can, thận.
Công dụng: phát tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Tác dụng của cà gai leo:
Giảm: – Giảm trị số men gan, mỡ máu.
– Giảm đau nhức xương khớp.
– Giảm triệu chứng say rượu, dùng có tác dụng giải rượu.
– Chữa: – Chữa các chứng: ho, có đờm.
– Chữa rắn cắn
– Chữa các chứng phong thấp.
Cách dùng và liều lượng dùng của vị thuốc cà gai leo:
Ngày dùng 16-20g cà gai leo sắc nước uống.
Dùng độc vị hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác.
Một số nghiên cứu về thành phần dược lý trong vị thuốc cà gai leo:
Tác dụng của vị thuốc cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B:
Thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy sử dụng cà gai leo làm tăng Interferon nội sinh. Interferon được coi là thuốc quan trọng nhất để chữa bệnh viêm gan B. Interferon có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus.
Vị thuốc cà gai leo còn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng…..
Trên xét nghiệm chỉ số transaminase và bilirubin về bình thường nhanh hơn so với nhóm chứng.
Tại Viện Quân Y 103, 7 bệnh nhân được điều trị với liệu trình kéo dài 6 tháng kết quả là có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HBs. Thuốc không gây một tác dụng ngoài ý muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm.
Vị thuốc cà gai leo có tác dụng đối với tế bào gan:
Một nghiên cứu vào năm 1997 của vị thuốc cà gai leo đi đến kết luận: “Dịch chiết từ vị thuốc cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng của TNT. Ngăn chặn thoái hóa mỡ và chảy máu vi thể trong nhu mô gan, làm giảm sự hủy hoại tế bào gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thùy gan”.
Tác dụng của vị thuốc cà gai leo đối với khối u gan:
Dịch chiết toàn phần của vị thuốc cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt.
Dịch chiết toàn phần của vị thuốc cà gai leo làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình gây xơ gan là 27,0% còn dạng glycoalcaloid là 27,6%. Từ đó chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự phát triển của xơ gan. Có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào gan.
Tác dụng lên hệ miễn dịch của vị thuốc cà gai leo:
Một vài nghiên cứu đã cho thấy tác dụng dược lý của cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, cũng như tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb.
Hoạt chất chống oxy hóa trong vị thuốc cà gai leo in vivo là 47,5% .
Với những hiểu biết về vị thuốc cà gai leo cũng như công dụng của thuốc đã được lương y Nguyễn Kiều- hiệu trưởng đầu tiên của trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh là tiền thân của trường Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam sau này ứng dụng vào bài thuốc “Cao Giải Phóng” nhằm điều trị các bệnh lý như: suy giảm chức năng gan gây mụn nhọt, mẩn ngứa, men gan cao, người uống nhiều bia rượu.